Mậu dịch Kinh_tế_Cộng_hòa_Dân_chủ_Nhân_dân_Triều_Tiên

Một gian hàng bán lẻ ở CHDCND Triều TiênMột điểm mua bán ở CHDCND Triều Tiên

Trước đây, nền kinh tế CHDCND Triều Tiên là kinh tế tập thể, kinh tế chỉ huy và hoạt động mậu dịch và giao thương chủ yếu là mậu dịch quốc doanh. Từ năm 2002, chính phủ CHDCND Triều Tiên đã bắt đầu cho phép một số chợ được hoạt động[146] và cho phép người dân mua và bán hàng tại chợ tự do, phương Tây nhận định rằng việc cho phép thị trường hoạt động tự do hơn có lẽ là cách duy nhất để nhiều người Triều Tiên tự nuôi lấy mình.[14] Một ước tính năm 2013 thì trung bình các hộ gia đình tại Triều Tiên kiếm được 3/4 thu nhập của mình từ hoạt động kinh tế tư nhân.[60] Năm 2003, CHDCND Triều Tiên cũng lần đầu tiên phát hành trái phiếu chính phủ và cả nước đã phấn khởi tham gia mua trái phiếu do nhà cầm quyền Bình Nhưỡng phát hành. Việc phát hành trái phiếu là một trong các biện pháp thị trường hóa nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của CHDCND Triều Tiên, vốn suy sụp đến nỗi phải sống nhờ vào viện trợ nhân đạo của quốc tế[147] Những đánh giá mới nhất cho thấy, Triều Tiên đang có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, bất chấp nỗ lực che đậy và cản trở của chính phủ CHDCND Triều Tiên, thực chất CHDCND Triều Tiên đang trải qua nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hay nền kinh tế thị trường.[134]

Chợ đen

Thị trường tư nhân quy mô nhỏ, được gọi là janmadang hay còn gọi là chợ đen, chợ cóc bắt đầu hình thành trên cả nước để nhập khẩu thực phẩm và các hàng hóa khác nhau, từ mỹ phẩm đến xe máy cung cấp cho người dân với để đổi lấy tiền[148][149] càng ngày càng có nhiều người dân tại đất nước nghèo khó này lệ thuộc vào các chợ chui hay chợ đen (chợ tư phát không có kiểm soát của nhà nước) để bù đắp tình trạng thiếu lương thực và các nhu yếu phẩm khác. Chợ đen (được gọi là jangmadang ở CHDCND Triều Tiên còn được quen gọi là chợ cóc vì những người buôn bán thoắt ẩn thoắt hiện) mọc lên như nấm trên khắp mọi vùng miền ở CHDCND Triều Tiên, để bổ sung cho hệ thống phân phối yếu kém của nhà nước và là nguồn kiếm sống chính đối với hầu hết người Triều Tiên.[35]

Các loại chợ đơn giản này chỉ có nông dân ngồi bên vệ đường, bán khoai tây luộc thu hoạch trên cánh đồng ở gần đó hoặc các chợ khác hoạt động lén lút trên những con đường nhỏ của thủ đô, bày bán một số hàng do thương buôn Trung Quốc mang đến, các ngôi chợ này thậm chí còn bán một số mặt hàng dễ hư héo, như chuối chẳng hạn. Điều đó chứng tỏ hệ thống cung cấp có khả năng hoạt động nhanh chóng và hữu hiệu.[83] Các chợ này ngày càng trở nên quan trọng đối với dân thường CHDCND Triều Tiên với nhiều loại hàng hóa được bán, chẳng hạn hoa quả, quần áođồ điện tử nhập khẩu vốn không có sẵn trong các cửa hàng nhà nước,[14] có chợ gần biên giới với Trung Quốc hoạt động sầm uất với các mặt hàng mĩ phẩm, quần áo, thuốc lá, hải sảndầu[147] có thông tin cho rằng có nhiều ràng buộc như phụ nữ dưới 49 tuổi không được phép buôn bán[150] và một số hàng hóa cũng được liệt vào quốc cấm (như phim Hàn Quốc).[151]

Nhiều dấu hiệu cho thấy những cư dân CHDCND Triều Tiên đã xoay sang sử dụng các ngôi chợ chui và chính quyền bị kẹt trong một tình thế khó xử, giữa giải pháp để các chợ hoạt động, hoặc kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế, mặt khác các giới chức CHDCND Triều Tiên để chợ búa hoạt động, bởi vì các ngôi chợ này cung cấp lương thực và các mặt hàng tiêu thụ cần thiết khác cho công chúng.[83] Theo một thống kê từ Hàn Quốc cho thấy hơn 80% dân số CHDCND Triều Tiên đang phụ thuộc vào nền kinh tế thị trường, trong bối cảnh hệ thống tem phiếu chính thức của quốc gia nghèo khó này bị thu hẹp, khoảng 83% trong tổng số 24 triệu người dân Triều Tiên mua hàng tại các chợ tư nhân, sau khi hệ thống phân phối của nhà nước ngày càng trở nên không đáng tin cậy hoặc hoàn toàn ngừng hoạt động. Chỉ 4 triệu dân, trong đó có những người sống tại thủ đô Bình Nhưỡng, nhận các nguồn lương thực do chính phủ phân phối. Chính phủ CHDCND Triều Tiên, đề phòng khả năng xảy ra các vụ bạo động, không còn lựa chọn nào khác đành làm ngơ cho tư thương.[152]

Một chuyến xe chở nông sản thu hoạch được tại Hamhung (ảnh chụp năm 2012), việc cung ứng và phân phối sản phẩm giờ đây đã theo hình thức thị trường ngày càng rõ nét

Và những năm gần đây ở CHDCND Triều Tiên, chợ đen là thị trường chính của người dân, với USD là đồng tiền được sử dụng phổ biến trong giao dịch, người dân chủ yếu giao dịch bằng USD,[74] người Triều Tiên không còn hoàn toàn lệ thuộc vào các cửa hàng mậu dịch quốc doanh. Tại các khu chợ, các doanh nhân thực hiện giao dịch bằng tiền mặt. Một số doanh nghiệp có quy mô lớn và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, cung cấp nhiều hàng hóa, đặc sản như đánh bắt , vận tải, nhà hàngthảo dược.[60] Tại các thành phố của CHDCND Triều Tiên, nhiều khu chợ mọc lên và là nơi phụ nữ kiếm thu nhập cho gia đình, trung bình mỗi gia đình CHDCND Triều Tiên đã kiếm được 80% thu nhập từ các hoạt động kinh tế thị trường.[153] Trong khi nam giới thường làm việc tại các doanh nghiệp quốc doanh, khoảng 3/4 những người bán hàng tại các khu chợ tạm hiện nay là phụ nữ. Khoảng từ năm 2000, các khu chợ này dần được thay thế bằng những chợ to hơn và thường được chính quyền ngó lơ cho tồn tại[60] chính quyền cho phép các hoạt động kinh tế thị trường ở một mức độ nhất định trong khi vẫn quản lý chặt chẽ.[60]

Một hệ lụy từ thị trường chợ đen, chợ chui này là trong xã hội CHDCND Triều Tiên phát triển tự phát thành một thế lực tại thị trường chợ đen. Họ trở thành những "kẻ thù không đội trời chung" với các nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên. "Kẻ thù" mà các nhà lãnh đạo lo lắng nhất chính là những người sống nhờ vào chợ đen để kiếm kế sinh nhai. Những con người buôn bán ở chợ còn đáng sợ hơn của "chủ nghĩa đế quốc Mỹ".[154] Điều này là do, thế lực của thị trường đen đã trở thành mối đe dọa cho quyền hạn và quyền lực của các nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên.

Chợ đen là nơi mà có thể vô hình chung sẽ thay đổi nhận thức của người dân CHDCND Triều Tiên. Sự hình thành một cách tự phát của chợ đen đã khiến người dân CHDCND Triều Tiên hiểu rằng, cho dù không thể dựa vào số hàng hóa được phân phát, họ cũng có thể tiếp tục sinh tồn theo cách riêng của mình. Ngoài ra, chợ đen cũng là một kênh trao đổi thông tin tự do. Vì vậy nhà nước đã quyết liệt kiểm soát và đưa ra tiến hành cải cách tiền tệ. Chính sách này đã giáng một đòn chí mạng cho không ít người và các doanh nghiệp nhỏ, một số chợ buôn bán đã trở nên bỏ hoang, không hoạt động sau khi có sự thay đổi về chính sách tiền tệ này.[137]

Giao dịch ngầm

Bên cạnh đó công dân CHDCND Triều Tiên bao gồm cả một số quan chức chính phủ cũng có tham gia vào các hoạt động buôn bán ma túy. Một thông tin cho biết CHDCND Triều Tiên liên tục dính đến những vụ buôn lậu heroin và ma túy đá số lượng lớn, bên cạnh đó, những kẻ buôn lậu ma túy còn tuồn tiền giả vào để tiêu thụ trong thị trường CHDCND Triều Tiên. Các loại ma túy bị cấm trên khắp thế giới thì ở đây được sử dụng như những phương thuốc trị bệnh hiệu quả, bao gồm cả ma túy đá và thuốc phiện.[155] Một số chuyên gia cho rằng nền kinh tế nhân dân ở CHDCND Triều Tiên chủ yếu dựa trên thị trường đen kể từ khi đồng won của nước này bị mất giá trị. Nạn đói vào những năm 1990 chia thị trường làm nhiều phần: nền kinh tế chính thức, kinh tế của người dân, kinh tế của quân đội và một nền kinh tế để giữ cho sự lãnh đạo theo đúng phong cách họ đã lựa chọn, người dân Triều Tiên, bao gồm cả quan chức chính phủ, tham gia buôn bán trái phép ma túy. Khá nhiều người Triều Tiên hiện nay bị nghiện ma túy đá và thuốc phiện[60] Nền kinh tế của Triều Tiên cũng được phân chia thành kinh tế chính thức, kinh tế quân đội và kinh tế của tầng lớp lãnh đạo, bao gồm gia đình nhà ông Kim[156]

Đồng thời với kinh tế ngầm này là tệ nạn mại dâm đang ngày càng phổ biến ở CHDCND Triều Tiên, đặc biệt là ở các khu vực giáp ranh với Trung Quốc, tại đây, bao cao su là mặt hàng bán chạy nhất ở khu chợ Hyesan, tỉnh Ryanggang (giáp ranh với Trung Quốc). Sự bùng nổ về tình dục tại CHDCND Triều Tiên bắt đầu từ những bộ phim heo do Trung Quốc sản xuất và nhập vào CHDCND Triều Tiên một ước tính khoảng gần 10.000 phụ nữ CHDCND Triều Tiên đã sang Trung Quốc, nhiều người trong số họ trở thành nô lệ tình dục.[157][158][159] Từ năm 2005, 60-70% những người CHDCND Triều Tiên trốn sang Trung Quốc là phụ nữ, 70-80% trong số đó trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người.[160]

Hàng gia dụng

Một cửa hàng bách hóa ở Bình Nhưỡng sẵn sàng cung cấp các mặt hàng cho khách du lịch kể cả pho mat kem từ Mỹ

Thủ đô Bình Nhưỡng cách đây 10 năm là một thành phố ảm đạm với những nhà cao tầng bằng bê-tông xám ngắt và hầu như chẳng có một hoạt động thương mại nào, giờ đây đã rất nhiều cửa hàng và nhiều quầy hàng bán kem, bánh, hoa và thậm chí cả băng video trên vỉa hè xuất hiện những dấu hiệu của quảng cáo thương mại đầu tiên của đất nước này.[10] Ngoài ra, ngay tại thủ đô Bình Nhưỡng, có nhiều trung tâm thương mại bán đồ xa xỉ, phục vụ cho tầng lớp thượng lưu, chẳng hạn như Pothongang Ryugyong là trung tâm thương mại cao cấp đầu tiên tại CHDCND Triều Tiên và mới được mở cuối năm 2011.[161]

Tại đây, các mặt hàng nhập khẩu từ thức ăn, quần áo đến đồ điện tử và nội thất đều được bày bán, giá một chai champagne được bán với giá 93 USD, gấp đôi so với sản phẩm tương tự ở Pháp. Các loại rượu nổi tiếng cũng đều có mặt đầy đủ. Quầy thực phẩm nơi này thì có Đan Mạch, New Zealand, pho mát Pháp và các loại nước ngọt nổi tiếng thế giới, trừ Coca Cola. Các mặt hàng xa xỉ khác được bày bán là đồng hồ cao cấp, trang sức, nước hoa ngoại, TV màn hình phẳngloa. Thậm chí người ta còn có thể tìm được tại Pothongang các loại thực phẩm và bát đĩa cao cấp của Nhật Bản. Một địa điểm ưa thích khác của giới săn hàng hiệu là khu chợ Thống Nhất nằm ở phía nam Bình Nhưỡng. Chợ này mở cửa từ năm 2003 trên một khu đất rộng tới 7.000 m2. Ở đây, mọi người chen nhau mua hoa quảbia của Singapore, rồi đến mỹ phẩmrượu của phương Tây, đồ điện tử của Hàn QuốcNhật Bản.[162] Những du khách tới Bình Nhưỡng gần đây cho thấy không có dấu hiệu nào về thay đổi hay sự suy kiệt kinh tế tại đây, các khu chợ thực phẩm vẫn có nguồn hàng dự trữ dồi dào, trong đó một cửa hàng thậm chí còn nhập khẩu pho mát kem từ Mỹ.[163]

Kinh tế ngầm CHDCND Triều Tiên là thực trạng, việc đồng Đôla Mỹ và đồng Nhân dân tệ ngày càng được sử dụng rộng rãi đã tạo ra một nền kinh tế tư nhân vượt quá tầm kiểm soát của nhà nước CHDCND Triều Tiên. Đồng tiền Trung Quốc và đồng USD đang được sử dụng một cách rộng rãi chưa từng có trong nền kinh tế CHDCND Triều Tiên, thậm chí thay thế cả đồng nội tệ. Đây là một minh chứng về mức độ ban lãnh đạo Triều Tiên đang mất dần quyền kiểm soát đối với nền kinh tế đất nước. Việc gia tăng sử dụng ngoại tệ đang làm cho Bình Nhướng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực thi các chính sách kinh tế của mình, với kết quả là hình thành ra một nền kinh tế tư nhân ngoài tầm với của nhà nước mà chỉ còn cách áp dụng những chính sách hà khắc mới có thể kiểm soát được.

Đã từng có một số tiến bộ trong nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên có thể thấy rõ trong một bộ phận doanh nhân, đó là những người quản lý các nhà máy quốc doanh mua bán than cốc, than đá và quặng sắt để đổi lấy hàng tiêu dùng và lương thực giá rẻ của Trung Quốc, rồi bán lại cho người dân Triều Tiên[10] Trong năm 2010, CHDCND Triều Tiên đã có những chấn chỉnh trong hoạt động mậu dịch, cụ thể là CHDCND Triều Tiên đã thực hiện các biện pháp quan trọng để tái phân bổ của cải và đánh vào thu nhập của những người tham gia những hoạt động mà CHDCND Triều Tiên coi là buôn bán trái phép, Chính phủ Bình Nhưỡng đã cấm sử dụng ngoại tệ như đô la Mỹ hoặc đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc[164] nhưng đều chưa có kết quả rõ nét.

Cà phê

Kinh doanh cà phê ở CHDCND Triều Tiên cũng là một hoạt động mậu dịch đáng chú ý. Dù lượng tiêu thụ đã tăng đáng kể từ năm 2000, kinh doanh cà phê tại Triều Tiên vẫn còn rất hạn chế do giá thành cao hơn nhiều thu nhập bình quân. Hiệp hội Cà phê thế giới (ICO) và Liên hợp quốc cho thấy từ năm 2000, CHDCND Triều Tiên nhập 3.000-30.000 bao cà phê mỗi năm và lượng nhập khẩu dao động lớn qua các năm, nhưng trung bình vào khoảng 19.000 bao mỗi năm trong 13 năm qua. Ước tính mỗi người dân CHDCND Triều Tiên tiêu thụ 50gr cà phê (khoảng 7 cốc) mỗi năm. Con số này tương đối cao so với thập niên 90, nhưng vẫn còn rất thấp so với các nước khác trên thế giới.[165]

Các quán cà phê kiểu phương Tây đã bắt đầu xuất hiện tại Bình Nhưỡng, nhưng cà phê vẫn được coi là mặt hàng xa xỉ, do giá thành vượt xa thu nhập trung bình của người dân, trung bình mỗi cốc cà phê tại một cửa hàng gần khách sạn Bình Nhưỡng là 3 USD một cốc. Hệ quả là thị trường cho thức uống này rất hạn chế. Ở Bình Nhưỡng có quán Gold Cup Coffeeshop, cửa hàng này được mở ra để thu hút khách du lịch. Giá mỗi cốc espresso ở đây là 3,5 USD, rẻ hơn so với nhiều nơi khác trong thành phố. Nhưng nó cũng không phải là một tiệm cà phê đúng nghĩa, do nhu cầu ở CHDCND Triều Tiên không đủ để duy trì kinh doanh. Gold Cup Coffeeshop thực chất là một phần của một nhà hàng, như phần lớn các quán cà phê khác tại Bình Nhưỡng, bản thân nhà hàng Gold Cup cũng thuộc một công ty lớn hơn.[165]